Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Ở Đâu Tốt?

Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Ở Đâu Tốt?

Hỏi Đáp Review

Chứng chỉ hành nghề Kế toán là cơ sở để đánh giá kỹ năng của một kiểm toán viên chuyên nghiệp. Sở hữu chứng chỉ này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương tốt hơn. Vậy Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Ở Đâu Tốt? Đánh giá giáo dục sẽ gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.

>>>>>>>>>Bài viết xem thêm: Review Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Có Thu Tốt Nhất

I: Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì ?

Chứng chỉ hành nghề kế toán được xem là cơ sở để đánh giá năng lực, trình độ, phẩm chất của một kế toán viên có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Vào mỗi quý III hay quý IV hàng năm, các hội đồng thi sẽ tổ chức tối thiểu một kì thi. Các thông tin về thời gian, điều kiện, địa điểm hay tiêu chuẩn dự thi sẽ được hội đồng thi thông báo trước ít nhất 60 ngày.

Đối tượng dự thi ở đây yêu cầu bạn phải là công dân Việt Nam. Còn nếu là người nước ngoài thì bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện về việc thi cử, cấp phép chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ kiểm toán viên dựa trên điều 4, Chương I thông tư 91/2017,TT-BTC.

Kết quả sau khi thi chứng chỉ kế toán viên yêu cầu bạn phải đạt được tối thiểu mỗi môn là 5 điểm. Các môn thi trong đợt thi cấp chứng chỉ bạn cần hoàn thành gồm có:

  • Thuế và quản lý thuế nâng cao.
  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
  • Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút.

Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Ở Đâu Tốt?
Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Ở Đâu Tốt?

II: Chứng chỉ kế toán viên để làm gì?

Trong một công ty hoặc doanh nghiệp, kế toán viên có thể có hoặc không có chứng chỉ hành nghề. Còn với ngành kinh doanh dịch vụ thì việc học chứng chỉ kế toán viên là thứ không thể thiếu. Ngày nay dịch vụ thuê kế toán viên trở nên khá nở rộ vì cách tiết kiệm chi phí và độ tiện lợi.

Kế toán viên hành nghề nếu lựa chọn hình thức này thì cần phải chứng minh được rõ năng lực và sự chuyên nghiệp của mình về kế toán thì mới đủ thuyết phục các doanh nghiệp, công ty tin tưởng thuê.

Năng lực đó sẽ được thể hiện thông qua thi chứng chỉ kế toán. Đây là minh chứng rõ ràng nhất để chứng minh năng lực của một kế toán viên. Ngoài ra, Chứng chỉ hành nghề kế toán viên cũng giúp cho Nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các cá nhân hành nghề kế toán hiện nay.

Khi có chứng chỉ hành nghề trong tay, bạn hoàn toàn có thể tự chọn cho mình một công việc kế toán ở một doanh nghiệp hay chủ động đăng ký mở một công ty, doanh nghiệp, văn phòng chuyên về các dịch vụ nghiệp vụ kế toán.

III: Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên 

Tại Điều 4 của Thông tư 91/2017/TT-BTC có quy định cụ thể:

Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;

  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;

  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;

  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.

  • Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;

  • Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán “những người không được làm kế toán”

Nội dung thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên

  • 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
  • 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
  • 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao;
  • 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

IV: Học Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán Ở Đâu Tốt

Để vượt qua các kỳ thi cấp chứng chỉ này các bạn cần có sự đầu tư về thời gian để ôn luyện và nên tham khảo các khóa học ôn luyện chứng chỉ hành nghề kế toán mình cần để được hệ thống về kiến thức và được những người có kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi với các dạng đề khác nhau.

Nếu bạn chưa biết nên ôn thi chứng chỉ hành kế toán ở đâu thì có thể tham khảo các khóa học tại trung tâm luyện thi chứng chỉ hành nghề – Kế toán Lê Ánh. Là một trong rất ít trung tâm đào tạo thực hành được cấp phép hiện nay trung tâm Lê Ánh hội tụ đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, kế toán trưởng đã có trên 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Chương trình giảng dạy tại các khóa học chứng chỉ hành nghề kế toán được Trung tâm xây dựng bài bản có sự nghiên cứu sâu về cấu trúc đề thi các chứng chỉ hành nghề và gửi đi phản biện bởi các chuyên gia trong ngành đảm bảo học viên có đầy đủ kiến thức cho nghề và pass qua các kỳ thi.

Những lý do nên học chứng chỉ hành nghề kế toán viên ở Lê Ánh

  • Địa chỉ đào tạo kế toán lâu đời và là một trong rất ít những trung tâm được cấp phép đào tạo các khóa học ngắn hạn.
  • Hỗ trợ học viên 30 – 40% kinh phí ôn và thi chứng chỉ kế toán viên
  • Kế toán Lê Ánh là đơn vị duy nhất được Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam lựa chọn hợp tác đồng tổ chức các khóa ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán.
  • Khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán sẽ do các Tiến sĩ, Thạc sĩ, những chuyên gia có kinh nghiệm của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam giảng dạy
  • Thi qua kỳ thi học viên sẽ được cấp chứng chỉ phôi bằng của Bộ tài chính do Chủ tịch Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam PGS.TS Đặng Văn Thanh ký.

Ngoài ra khi tham gia khóa học ôn thi chứng chỉ kế toán viên tại Trung tâm Kế toán Lê Ánh học viên còn có được Phương pháp ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán hiệu quả:

Phương pháp học tập tại Trung tâm Lê Ánh

  • Đi học đầy đủ: các buổi học đều được giảng dạy bởi những chuyên gia tài chính kế toán hàng đầu cả nước. Những gì cơ bản nhất, tinh hoa nhất các thầy cô đều nói trên lớp, là hành trang rất tốt để vào phòng thi.
  • Ôn đúng trọng tâm: chỉ nên ôn trong phạm vi những bài học ở lớp ôn và trong tài liệu mà Bộ tài chính công bố. Ưu tiên học kỹ hơn những phần quan trọng.
  • Tham gia thi thử và chữa đề: Về cuối đợt ôn nên giải hết các đề thi trong 3 – 5 năm gần nhất. Bạn luyện đề nhiều sẽ quen, tăng tốc độ giải đề theo từng ngày.
  • Ôn tập theo nhóm: Việc học nhóm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ôn thi.
  • Rèn luyện kỹ năng làm bài: không nên bỏ sót câu nào, nên xem qua một lượt đề và ưu tiên lựa chọn làm câu dễ trước. Phân bổ thời gian làm bài hiệu quả và nhớ dành 10 phút cuối giờ để soát lại bài.

Nội dung khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề tại Trung tâm Lê Ánh

Chuyên đề 1: Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

  • Phần 1: Luật kế toán
  • Phần 2: 26 chuẩn mực kế toán
  • Phần 3: Chuẩn mực kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp
  • Phần 4: Kế toán các khoản phải thu
  • Phần 5: Kế toán hàng tồn kho
  • Phần 6: Kế toán quản trị

Chuyên đề 2: Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp

  • Phần 1: Pháp luật về doanh nghiệp
  • Phần 2: Pháp luật về Hợp đồng kinh doanh
  • Phần 3: Pháp luật về Lao động

Chuyên đề 3: Thuế và quản lý thuế nâng cao

  • Phần 1: Những vấn đề chung về thuế
  • Phần 2: Thuế giá trị gia tăng
  • Phần 3: Thuế Tiêu thụ đặc biệt
  • Phần 4: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
  • Phần 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Phần 6: Thuế thu nhập cá nhân
  • Phần 7: Quản lý thuế
  • Phần 8: Kế hoạch thuế
  • Phần 9: Quy định về dịch vụ hành nghề làm thủ tục về thuế và tư vấn thuế

Chuyên đề 4: Tài chính

  • Phần 1: Vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
  • Phần 2: Giá trị thời gian của tiền tệ
  • Phần 3: Rủi ro và tỷ suất sinh lời
  • Phần 4: Định giá trái phiếu và cổ phiếu
  • Phần 5: Dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp
  • Phần 6: Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp
  • Phần 7: Nguồn vốn của doanh nghiệp
  • Phần 8: Chi phí sử dụng vốn và hệ thống đòn bẩy
  • Phần 9: Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
  • Phần 10: Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Phần 11: Định giá doanh nghiệp

Chuyên đề 5: Phân tích tài chính nâng cao

  • Phần 1: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
  • Phần 2: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
  • Phần 3: Phân tích tình hình tài trợ và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
  • Phần 4: . Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
  • Phần 5: Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
  • Phần 6: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
  • Phần 7: Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn
  • Phần 8: Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính

Thông tin liên hệ tới trung tâm Lê Ánh

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *